Làm đồng phục tại Đồng Nai: nói về chuyện thật-giả
Vấn đề dưới đây không chỉ là vấn nạn của việc làm đồng phục tại Đồng Nai mà còn là vấn đề chung của cả nước, khi mà sự gian lận trở thành chuyện thường ngày, được người ta coi là hiển nhiên. Còn cái tốt, sự trung thực thì bị coi là xa sỉ, của hiếm.
trong cuộc sống , người ta thường nói nhiều về chuyện tốt, cái xấu thường bị ém nhẹm ( hay không nói tới).
Dù thế nào thì chúng ta vẫn luôn tôn vinh cái tốt và bài trừ những điểu không tốt. Chúng ta không làm điều xấu, nhưng chúng ta cần biết rõ và tránh nó.
Có 1 câu nói cửa miệng của người làm kinh doanh là “ chỉ có người mua lầm chứ không có người bán lầm”, câu nói này cho ta thấy rằng người bán luôn hiểu mình bán gì làm gì, nên phần lớn rủi ro thuộc về người mua.
Sâu xa vấn đề mang tính sách vở kinh tế học là “ sự chênh lệch thông tin” giữa người mua và bán. (bạn xem bài viết trước về vấn đề “ sự chênh lệch thông tin”).
Ngày nay chúng ta đang sống trong 1 thế giới “phẳng”, sự chênh lệch thông tin cũng giảm bớt, và tôi đang cung cấp cho bạn 1 vài thông tin trong sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình, cũng là góp phần làm “phẳng” cái sự thông tin đó.
Tôi chỉ xin chia sẽ với bạn sự thật-giả trong lĩnh vực làm đồng phục mà tôi am hiển mà thôi
Trong tất cả các nghành nghề, nếu 1 việc làm tốt của nhà sản xuất mang tính tích cực được gọi là “bí quyết”, ngược lại 1 việc làm tiêu cực thì ta vẫn gọi là “mánh khóe”.
- Bí quyết thì là công sức của họ, họ có quyền giữ kín, còn mánh khóe thì ta cần biết để lật tẩy nó lên.
- Cái “giả” trong việc làm đồng phục ở Đồng Nai và cả nước nói chung không phải là người giả, càng không phải là tiền “giả”, sản phẩm “giả” mà cái giả ở đây là chất liệu “giả”.
Có nghĩa là nhà sản xuất chào giá chất liệu thật nhưng khi làm thì làm chất liệu chất lượng kém hơn, giả chất liệu thật để hưởng phần chênh lệch về giá nguyên vật liệu (giá vải).
- Đối với vải thun thì có thun giả 65/35 (65% polyester, 35% cotton): đây là loại thun 100% PE (sợi poly ester-sợi nylon). Sự chênh lệch so với giá sản phẩm 65/35 thật là rẻ khoảng 10 ngàn/ 1 sản phẩm. Với loại vải này còn có sự mập mờ trong tên gọi, vải 65/35 tức là 35% cotton chứ không phải 65% như họ nói. Ngoài ra khi nói về vải thun, người ta thường nói là vải cotton 2 hay 4 chiều, bạn không nên quan tâm điều đó, có thể là vải 0% cotton (vài PE) mà vẫn được gọi là vải cotton. Bạn nên hỏi rõ là bao nhiêu % cotton. (bạn nên tham khảo cách phân biệt các loại vải tại bài viết này).
Với vải bảo hộ lao động thì thường bị giả nhất là Kaki Thành Công, nếu là kaki Thành Công thật thì chất liệu rất tốt, độ thấm mồ hôi rất cao, mặc cảm giác mềm mại, nên giá thành rất cao (trên 250 ngàn 1 bộ). Nếu làm kaki giả Thành công thì sự chênh lệch giá vải 1 bộ lhoàng 20 ngàn, và vải giả thì có độ cứng hơn và thấm hút mồ hôi kém. Về hình thức bên ngoài thì khó phân biệt được trừ khi bạn có mẫu thật để so sánh, hay người kiểm tra phải có kinh nghiệm.
Với áo vải sơmi bảo hộ thì thường là giả katê Ford Thành Công. Có 1 loại katê Ford có tên là Thành Vinh, loại này chất lượng tương đương Thành Công nhưng giá rẻ hơn Thành Công khoảng 7 ngàn 1 sản phẩm. Sự chênh lệch về giá phần ít là do chất lượng, còn phần nhiều là do thương hiệu. Sự chênh lệch về chất liệu rất nhỏ nên sự “giả” ở đây tạm chất nhận được.
Để tránh gặp những rủi ro trên bạn nên chọn nhà cung cấp uy tín, hay biết cách phân biệt chất liệu vải (bạn tìm đọc các bài viết trước trong mục này).
Cuối cùng là sự cảm ơn và tri ân quý khách hàng đã, đang và sẽ ủng hộ những sản phẩm của chúng tôi.
Bài viết : Làm đồng phục tại Đồng Nai: nói về chuyện thật-giả
viết bởi NguyễnThanh Hải - C.ty TNHH Thời Trang Hải Nguyễn Vina
Chia sẻ: