May đo đồng phục tại Đồng Nai: Nhân sự làm dâu trăm họ

May đo là vấn đề rắc rối muôn thủa, người bị nghe nhiều nhất là Nhân sự, và người lãnh đủ sẽ là chúng tôi.

 

 

Khi bạn làm bất cứ một nghề nào mà công việc của bạn liên qua trực tiếp tới nhiều người thì đó là 1 nghề “làm dâu trăm họ”.

Trong cuộc sống thì dễ thấy nhất là nghề nấu ăn và nghề may, trong công ty thì nhân vật đó ắt hẳn là “em nhân sự”.

Vì công việc, và để củng cố thêm bằng chứng bảo vệ quan điểm của mình là “ nên may theo size cho đồng phục công sở”, tôi hay tra đổi và tham khảo ý kiến của các anh chị Nhân sự các công ty tại Đồng Nai-Biên Hòa.

Gần đây nhất  tôi có trao đổi về vấn đề may đo đồng phục công sở với chị Dung bên cty Fleming Việt Nam, chị có hỏi tôi về vấn đề may đo. Tại sao qua nhiều lần may đo theo số đo từng người thì lần nào cũng có vấn đề, may không vừa hay xấu chê đã đành, nhiều khi nhìn rất đẹp nhưng vẫn bị chê.

Thực tế thì may theo số đo chỉ cần thiết cho 10% số người có lỗi cơ thể “không thể sửa chữa”..90% có thể may theo size vẫn mặc đẹp, và bằng chứng là chúng ta vẫn mặc hàng ngày quần áo mua ngoài shop hay siêu thị đó thôi.

thì mời các bạn đọc ở các bài viết trước, ở đây tôi xin chỉ ra vài nguyên nhân để chúng ta hiểu rõ bản chất của vấn đề.giải phápVề vấn đề

Về phía nhà may:

  1. Sẽ không có nhân viên có tay nghề cao đi may đo (vì thợ may đo có tay nghề cao chẳng bao giờ đi làm thuê cho các cty may), và nguy cơ ta đang bỏ tiền thuê 1 người tay nghề tập sự may đo cho mình (rủi ro này chiếm 50%).
  2. Nhà may có thật sự may cho chúng ta theo đúng số đo của chúng ta hay là theo 1 cách khác. Theo tôi được biết thì họ thường gom các số đo gần nhau và áp vào 1 size áo tương ứng, điều này dễ nhận biết nhất là áo người cao 1,75m có chiều dài bằng áo người 1,6m, miễn là thông số các vòng gần giống nhau vì size áo thường chỉ lấy theo chiều ngang (rủi ro này chiếm 50%)

Về phía khách hàng:

  1. Ý thích hay thay đổi: khi đo thì thích thế này, nhưng khi may thành phẩm thì không thích nữa, nên dù áo có đẹp vẫn bị chê
  2. Tâm lý đổ thừa: một áo đẹp thì vừa may đẹp, vừa người mặc đẹp. một số người số đo không chuẩn mặc không đẹp lại thường đổ lỗi cho người may
  3. Tâm ly thích chê bai: một kiểu tính cách rất phổ biến nơi công sở của người VN, dù sp có hoàn hảo tới đâu thì vẫn bị chê.

 

 

Có chị làm Nhân sự kể với tôi rằng 1 trường hợp nữ muốn may áo ngắn hơn bình thường nhưng không yêu cầu ngắn tới đâu, khi mặc với tay lấy đồ thì bị hở hông…và thế là lại lỗi tại nhà may.

Với những chuyện đã kể trên, tôi dám chắc rằng may đo là vấn đề rắc rối muôn thủa, người bị nghe nhiều nhất là Nhân sự, và người lãnh đủ sẽ là chúng tôi.

May theo size mọi người tự thử và chọn size cho mình. Chúng tôi đã chuyển từ may đo qua may theo size cho rất nhiều công ty, và chưa thấy ai phàn nàn bất cứ điều gì.

 

Nguyễn Thanh Hải

11.04.2017 / Hải Nguyễn Vina

Chia sẻ: